Hướng dẫn quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy theo tiêu chuẩn PCCC

lắp đặt báo cháy

Lắp đặt báo cháy là bước quan trọng giúp bảo vệ an toàn cho con người và tài sản trước nguy cơ cháy nổ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cách lắp đặt hê thống báo cháy cũng như cách đấu nối hệ thống báo cháy đúng kỹ thuật và đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn an toàn.

Vì sao cần lắp đặt báo cháy?

Lắp đặt hệ thống báo cháy là cần thiết để bảo vệ con người và tài sản trước nguy cơ cháy nổ. Hệ thống này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường như nhiệt độ gia tăng, khói, hay ánh sáng từ ngọn lửa, từ đó đưa ra cảnh báo kịp thời để người dùng có thể xử lý ngay lập tức. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu an toàn phòng cháy cháy theo quy định pháp luật, mang lại sự an toàn, yên tâm cho người sống và làm việc trong khu vực

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Khi bộ phận đầu vào phát hiện dấu hiệu của nguy cơ cháy nổ, tín hiệu sẽ ngay lập tức được truyền về tủ trung tâm. Trung tâm báo cháy sau đó tự động phân tích và xử lý dữ liệu nhận được, rồi chuyển thông điệp tới thiết bị đầu ra để phát cảnh báo đến mọi người. Toàn bộ quy trình diễn ra một cách tự động và khép kín, đảm bảo thông báo cháy đến ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Hệ thống báo cháy được lập trình theo ba giai đoạn làm việc khác nhau:

Giai đoạn thường trực: Ở giai đoạn này, các đầu báo và trung tâm liên tục trao đổi thông tin, giúp cập nhật tình trạng của từng thiết bị. Trung tâm báo cháy sẽ lập danh sách những thiết bị cần bảo dưỡng hoặc sửa chữa nếu phát hiện trục trặc.

Giai đoạn báo cháy: Nếu nhận tín hiệu nguy hiểm từ đầu báo, trung tâm báo cháy sẽ nhanh chóng xử lý và gửi tín hiệu phản hồi báo cháy qua điện thoại, kích hoạt chế độ báo cháy để cảnh báo nguy cơ kịp thời.

Giai đoạn xảy ra sự cố: Trong trường hợp khẩn cấp, trung tâm sẽ kích hoạt các thiết bị như loa, đèn báo động và đèn exit để hướng dẫn và cảnh báo mọi người, hỗ trợ quá trình sơ tán và xử lý sự cố nhanh chóng.

lắp đặt báo cháy

Lắp đặt hệ thống báo cháy là cần thiết để bảo vệ con người và tài sản

Các loại hệ thống báo cháy phổ biến

Dưới đây là 03 loại hệ thống báo cháy phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:

Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động có khả năng phát hiện đám cháy mà không cần sự can thiệp của con người, sử dụng các đầu cảm biến nhiệt báo cháy, cảm biến khói để nhận diện dấu hiệu cháy. Khi phát hiện khói hoặc nhiệt độ tăng, hệ thống sẽ tự động phát cảnh báo và kích hoạt các thiết bị đầu ra như còi, đèn báo để sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Hệ thống này có thể được tích hợp vào hệ thống báo cháy địa chỉ hoặc không địa chỉ, tùy vào yêu cầu của công trình.

Hệ thống báo cháy thủ công

Hệ thống này yêu cầu con người kích hoạt báo cháy bằng cách nhấn nút báo cháy khi có dấu hiệu cháy nổ. Các nút ấn báo cháy thường được lắp đặt ở các vị trí dễ nhìn thấy như hành lang, cầu thang, cửa ra vào để mọi người có thể kích hoạt khi cần.

Hệ thống báo cháy thủ công thường sử dụng trong hệ thống báo cháy gia đình, là một phần bổ sung cho các hệ thống tự động, nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả báo động khi xảy ra sự cố.

Hệ thống báo cháy địa chỉ và không địa chỉ

Hệ thống báo cháy không địa chỉ (Hệ thống báo cháy thường) được thiết kế để nhận diện khu vực xảy ra cháy mà không chỉ định chính xác vị trí cụ thể.

Mỗi kênh (zone) của hệ thống đại diện cho một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà. Khi có cháy, hệ thống sẽ phát báo động cho khu vực đó nhưng không chỉ rõ vị trí từng phòng, đầu báo.

Ưu điểm của hệ thống này là giá thành thấp và dễ lắp đặt, nhưng nhược điểm là không chỉ định được địa điểm cụ thể, gây khó khăn trong việc xử lý cháy.

Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến hơn, có thể chỉ định địa chỉ cụ thể của từng đầu báo cháy, giúp xác định chính xác vị trí xảy ra cháy.

Hệ thống này thường được lắp đặt trong các công trình lớn như trung tâm thương mại, khách sạn cao tầng, giúp lực lượng chữa cháy dễ dàng tiếp cận nhanh chóng điểm cháy.

Mỗi thiết bị kết nối trong hệ thống đều có một địa chỉ duy nhất, giúp giám sát toàn diện và giảm số lượng dây cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống báo cháy địa chỉ có chi phí lắp đặt và bảo trì cao hơn so với hệ thống không địa chỉ.

Quy trình lắp đặt báo cháy

Dưới đây là quy trình lắp đặt báo cháy:

Khảo sát hiện trạng công trình: Đầu tiên, tiến hành khảo sát thực tế công trình để đánh giá các yếu tố như quy mô, cấu trúc tòa nhà, vị trí lắp đặt thiết bị và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống báo cháy. Khâu này đảm bảo hệ thống được thiết kế và lắp đặt đúng yêu cầu an toàn, phù hợp với không gian sử dụng.

Thiết kế hệ thống báo cháy: Sau khi khảo sát, bạn bắt đầu thiết kế hệ thống báo cháy, bao gồm việc tính toán vị trí các đầu báo, tủ trung tâm, đường dây dẫn tín hiệu và các thiết bị đầu ra như còi, đèn. Việc lựa chọn loại hệ thống báo cháy (thủ công, tự động, địa chỉ, thông minh) cũng sẽ dựa trên đặc điểm công trình và ngân sách của khách hàng.

Thi công và lắp đặt thiết bị: Dựa trên bản thiết kế, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành thi công lắp đặt, bao gồm đi dây tín hiệu, lắp đặt các đầu báo khói, nút ấn báo cháy, tủ trung tâm và các thiết bị khác. Tất cả thiết bị phải được lắp đặt chắc chắn, đúng vị trí, đảm bảo an toàn và tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật.

Kiểm tra và vận hành thử nghiệm: Sau khi hoàn tất lắp đặt, hệ thống sẽ được kiểm tra toàn diện để đảm bảo mọi thiết bị hoạt động chính xác. Các bài kiểm tra vận hành và thử nghiệm báo động sẽ được thực hiện để đánh giá hiệu quả hệ thống. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, đội ngũ kỹ thuật sẽ xử lý kịp thời, đảm bảo hệ thống sẵn sàng sử dụng an toàn.

Tổng quan về sơ đồ cách đấu nối hệ thống báo cháy

Khi đã chọn được hệ thống báo cháy phù hợp, bước tiếp theo là thi công lắp đặt hệ thống để hệ thống hoạt động chính xác và an toàn thông qua  sơ đồ đi dây hệ thống báo cháy.. 

Lên sơ đồ đấu dây báo cháy giúp người thi công xác định rõ từng điểm đặt thiết bị, đường đi của các dây dẫn, các khu vực kết nối nguồn, đảm bảo khi thi công sẽ tránh được các sai sót không đáng có, giúp công việc lắp đặt diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.

lắp đặt báo cháy

Việc lên sơ đồ cách đấu nối hệ thống báo cháy cụ thể là điều cần thiết

Sơ đồ cách đấu nối hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy thường được đấu nối theo hai phương pháp chính là sơ đồ đấu nối cho hệ thống báo cháy thường và sơ đồ đấu nối cho hệ thống báo cháy địa chỉ. Mỗi phương pháp có cách bố trí và yêu cầu kỹ thuật khác nhau để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

Sơ đồ đấu nối cho hệ thống báo cháy thường

Đấu dây từ các thiết bị đầu vào đến trung tâm báo cháy: Các thiết bị báo cháy như đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông báo cháy và nút bấm khẩn cấp đều phải được nối dây cẩn thận và chặt chẽ. Các đầu báo khói được nối tiếp nhau và kết nối với tủ trung tâm báo cháy để truyền tín hiệu.

Đấu dây tủ trung tâm báo cháy: Tủ trung tâm báo cháy có các kênh (2, 4, 8 hoặc 10 kênh) và cách đi dây sẽ tùy thuộc vào từng loại tủ. Dây dẫn từ các thiết bị sẽ được kết nối với từng kênh của tủ trung tâm để dễ dàng quản lý và phát hiện khu vực xảy ra sự cố cháy nổ.

lắp đặt báo cháy

Cách đấu nối hệ thống báo cháy thường

Sơ đồ đấu nối cho hệ thống báo cháy địa chỉ

Yêu cầu cao về thiết kế và lắp đặt: So với hệ thống thông thường, hệ thống báo cháy địa chỉ đòi hỏi độ chính xác cao hơn vì dây dẫn phải được đi đúng theo sơ đồ thiết kế chi tiết.

Đi dây chính và nhánh: Trong hệ thống địa chỉ, người thiết kế cần xác định rõ các vị trí được phép rẽ nhánh từ đường dây chính và những vị trí không được phép rẽ nhánh để tránh ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống

lắp đặt báo cháy

Cách đấu nối hệ thống báo cháy địa chỉ

Tại sao cần lên sơ đồ cách đấu nối hệ thống báo cháy?

Mỗi loại hệ thống báo cháy có nguyên lý hoạt động và phương thức lắp đặt riêng, nên việc thiết lập sơ đồ đấu nối chi tiết sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Bố trí thiết bị hợp lý: Sơ đồ đấu nối giúp bạn dễ dàng xác định và bố trí các thiết bị báo cháy ở vị trí phù hợp nhất với cấu trúc và yêu cầu của từng công trình, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả trong việc phát hiện và cảnh báo nguy cơ cháy nổ.
  • Lên kế hoạch thi công chi tiết: Khi có sơ đồ đấu nối, quá trình thi công sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng hơn. Bạn sẽ có một kế hoạch cụ thể để thực hiện, giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian trong việc lắp đặt.
  • Tạo bản vẽ tổng thể cho công trình: Sơ đồ cung cấp cho bạn và chủ công trình một cái nhìn tổng thể về hệ thống báo cháy sẽ được lắp đặt. Điều này giúp cả bên lắp đặt và chủ đầu tư dễ dàng giám sát, kiểm tra và điều chỉnh nếu cần, đảm bảo công trình tuân thủ đúng tiêu chuẩn an toàn.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và gọn gàng: Một sơ đồ đấu nối được thiết kế hợp lý không chỉ giúp hệ thống hoạt động tốt mà còn giúp các đường dây, thiết bị được sắp xếp gọn gàng, tạo nên tính thẩm mỹ cao cho công trình.

Việc lên sơ đồ đấu nối hệ thống báo cháy không chỉ là công đoạn chuẩn bị mà còn là nền tảng quan trọng để hệ thống báo cháy vận hành hiệu quả và bền vững, góp phần bảo vệ con người và tài sản trong các công trình.

Việc lắp đặt báo cháy và thực hiện đấu nối hệ thống báo cháy đúng cách không chỉ đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định mà còn giảm thiểu rủi ro và thiệt hại khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Sơ đồ đấu nối cụ thể cùng với kỹ thuật lắp đặt phù hợp sẽ giúp công trình của bạn được bảo vệ tối ưu, mang lại sự an tâm cho mọi người.

Bảo trì và kiểm tra hệ thống báo cháy

Để đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động ổn định và hiệu quả, cần thực hiện bảo trì định kỳ, bao gồm:

  • Kiểm tra tủ trung tâm báo cháy: Kiểm tra nguồn điện, ắc quy dự phòng và các module trong tủ trung tâm để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru.
  • Vệ sinh và kiểm tra các đầu báo khói, đầu báo nhiệt: Đảm bảo đầu báo không bị bụi bẩn làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện cháy.
  • Kiểm tra các nút nhấn báo cháy và còi báo động: Đảm bảo nút nhấn và còi hoạt động nhạy bén, báo động kịp thời khi có sự cố.
  • Kiểm tra đường dây tín hiệu: Kiểm tra tình trạng đường dây để phát hiện sớm các điểm hở mạch, chập mạch hoặc hư hỏng.

Những lưu ý khi lắp đặt báo cháy

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lắp đặt báo cháy

Xác định đúng vị trí lắp đặt: Đầu báo khói, nhiệt và nút nhấn báo cháy cần được đặt ở các vị trí dễ quan sát và thuận tiện cho việc sử dụng, như hành lang, cầu thang, lối thoát hiểm.

Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật: Đảm bảo hệ thống và thiết bị lắp đặt đạt tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy, tránh tình trạng lắp đặt sai kỹ thuật gây mất an toàn.

Lựa chọn thiết bị chất lượng cao: Chọn thiết bị từ các nhà sản xuất uy tín và có chứng nhận chất lượng để đảm bảo độ nhạy và chính xác cao.

Đi dây gọn gàng, an toàn: Đường dây tín hiệu cần được lắp đặt gọn gàng, cách nhiệt tốt và đi trong ống bảo vệ để tránh hư hỏng và dễ kiểm tra khi cần.

Đơn vị lắp đặt hệ thống báo cháy uy tín

Thietbi114 là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống báo cháy uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, công ty cam kết:

  • Cung cấp thiết bị chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng, đảm bảo độ bền và hiệu quả trong phòng chống cháy nổ.
  • Quy trình thi công chuyên nghiệp: Tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo hệ thống báo cháy lắp đặt an toàn và hiệu quả.
  • Dịch vụ hậu mãi tốt: Hỗ trợ bảo trì và kiểm tra định kỳ cho hệ thống báo cháy, giúp khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng.

Với kinh nghiệm dày dặn, Thietbi114 là lựa chọn đáng tin cậy cho các công trình lớn nhỏ tại Việt Nam khi cần lắp đặt hệ thống báo cháy an toàn, chuyên nghiệp.

Lắp đặt hệ thống báo cháy là bước quan trọng đảm bảo an toàn cho mọi công trình. Bằng cách hợp tác với đơn vị uy tín, chủ đầu tư sẽ có được hệ thống báo cháy đạt chuẩn, hoạt động ổn định và sẵn sàng bảo vệ tài sản cũng như tính mạng con người trong các tình huống khẩn cấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *