Việc hiểu rõ các loại bình chữa cháy là rất quan trọng để đảm bảo an toàn trong các tình huống khẩn cấp. Vậy bình chữa cháy có mấy loại và chúng hoạt động ra sao? Trong bài viết này, Thietbi114 sẽ giúp bạn tìm hiểu có mấy loại bình chữa cháy, công dụng của từng loại và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Có mấy loại bình chữa cháy phổ biến hiện nay?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại bình chữa cháy phổ biến được sử dụng rộng rãi tại tòa nhà cao tầng, chung cư,…Tuy nhiên nhìn chung, bình chữa cháy thường được chia thành các loại sau:
- Bình chữa cháy bột – Bình cứu hỏa có chứa các loại bột tổng hợp có thể dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn
- Bình cứu hỏa CO2 – Bình cứu hỏa dạng khí, sử dụng khí CO2 và các loại khí chuyện dụng khác
- Bình cứu hỏa dạng bọt – Bình cứu hóa chứa bọt có thể bao phủ toàn bộ đám cháy, ngăn chặn ngọn lửa làn ra xung quanh
Các loại bình chữa cháy: Bình chữa cháy dạng bột
Đặc điểm và cấu tạo bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột bởi nó có hình trụ và màu đỏ đặc trưng. Bên trong chứa chất chữa cháy dạng bột khô, được nén với áp suất rất cao. Vỏ bình thường được đúc từ thép, còn cụm van làm từ hợp kim đồng, có cấu tạo kiểu vặn một chiều hoặc lò xo nén một chiều. Chất chính bên trong bình là bột khô, sẵn sàng được phun ra khi cần.
Công dụng và nguyên lý hoạt động bình chữa cháy dạng bột
Bột khô trong bình chữa cháy sẽ được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén, thông qua hệ thống ống dẫn. Khi bột phun vào đám cháy, nó sẽ kìm hãm phản ứng cháy, cách ly chất cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, bột chữa cháy còn giúp ngăn chặn hơi khí cháy lan tỏa vào vùng cháy, giúp dập tắt ngọn lửa một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Top những cửa hàng phòng cháy chữa cháy chất lượng, giá rẻ
Nhiều người thắc mắc “bình chữa cháy có mấy loại?”
Các loại bình chữa cháy dạng bột
Dựa trên khả năng dập tắt đám cháy: Bình bột được chia thành nhiều loại, được ký hiệu trên nhãn bình. Ví dụ, ký hiệu “A” dành cho đám cháy chất rắn, “B” cho đám cháy chất lỏng, “C” cho chất khí và “D” hoặc “E” để chữa cháy điện. Nếu trên bình ghi ABC, điều đó có nghĩa là bình có khả năng dập tắt được cả ba loại đám cháy: chất rắn, lỏng, và khí. Còn bình BC chỉ dùng để chữa cháy chất lỏng và khí.
Dựa trên trọng lượng bình: Bình chữa cháy bột có nhiều kích thước khác nhau, thường được phân loại theo trọng lượng. Chẳng hạn, bình MFZL4 nặng 4kg, và có các kích thước khác như 6kg, 8kg, 9kg, hoặc loại lớn nhất là 35kg.
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột
Các loại bình chữa cháy dạng bột rất dễ sử dụng và phù hợp để dập tắt đám cháy tại chỗ ngay khi phát hiện.
Khi có cháy xảy ra, bạn chỉ cần xách bình tới gần đám cháy, lắc mạnh từ 3-4 lần để bột bên trong tơi ra. Tiếp theo, giật chốt an toàn, chọn hướng gió và hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ khoảng cách khoảng 1,5m (tùy loại bình), bóp van để bột chữa cháy phun ra và dập tắt lửa.
Nếu bạn sử dụng bình chữa cháy dạng xe đẩy, hãy đẩy xe tới đám cháy, kéo vòi ra và hướng lăng phun vào gốc lửa. Sau đó, giật chốt an toàn, kéo van chính trên miệng bình sao cho vuông góc với mặt đất, rồi bóp cò để bột phun ra, đảm bảo dập lửa thuận theo chiều gió.
>>> Xem thêm: Hạn sử dụng bình chữa cháy là bao lâu?
Ứng dụng bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột chủ yếu được sử dụng để dập tắt các đám cháy liên quan đến chất rắn, chất lỏng dễ cháy, chất khí và các khí hóa lỏng. Bạn cũng có thể sử dụng bình này để chữa cháy kim loại hoặc các thiết bị điện hạ thế dưới 1000V, giúp xử lý hiệu quả nhiều tình huống cháy nổ khác nhau.
Bình chữa cháy dạng khí
Đặc điểm và cấu tạo bình chữa cháy dạng khí
Các loại bình chữa cháy dạng khí chủ yếu sử dụng khí CO2, hoặc một số loại khí chuyên dụng khác, được nén trong bình với áp suất rất cao, chuyển thành dạng lỏng. Khi bạn mở van bình, do sự chênh lệch áp suất, khí CO2 sẽ phun ra và nhanh chóng chuyển từ dạng lỏng thành dạng khí ở nhiệt độ cực lạnh, lên tới -79°C. Nhiệt độ lạnh này giúp thu nhiệt từ đám cháy và dập tắt ngọn lửa bằng cách làm mát và ngăn ngọn lửa tiếp xúc với oxy.
Cấu tạo của bình gồm các bộ phận chính như:
- Van xả
- Dây và loa phun
- Chốt an toàn
- Vỏ bình chịu lực
Các loại bình chữa cháy dạng khí
Theo trọng lượng: Bình chữa cháy dạng khí CO2 thường có các loại dung tích phổ biến như 3kg và 5kg, tương ứng với ký hiệu MT3 và MT5 trên thân bình. Ngoài ra, còn có loại bình xe đẩy với dung tích lớn hơn, 24kg, thường được sử dụng trong các khu vực rộng như sân bay hoặc nhà xưởng lớn.
Theo chất khí chữa cháy: Ngoài CO2, một số bình chữa cháy khí khác sử dụng các loại khí như FM200, Aerosol (Stat-X) hoặc MT, mỗi loại có ứng dụng và đặc tính riêng trong việc dập tắt các đám cháy đặc thù.
>>> Xem thêm: Địa chỉ mua bình chữa cháy uy tín, có tem kiểm định chất lượng
Bình chữa cháy dạng khí chủ yếu sử dụng khí CO2
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng khí
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng khí rất đơn giản và tương tự các loại bình chữa cháy khác:
- Bước 1: Khi phát hiện đám cháy, bạn mang bình tới khu vực cháy, giữ khoảng cách an toàn với đám cháy.
- Bước 2: Dùng ngón tay kéo chốt an toàn, một tay cầm chặt cò bóp. Bạn cần lưu ý rằng không được chạm trực tiếp vào bình hoặc đầu vòi vì khí CO2 có thể gây bỏng lạnh nghiêm trọng.
- Bước 3: Bóp chặt cò để chất chữa cháy phun ra từ vòi phun, hướng về gốc lửa cho đến khi lửa tắt hoàn toàn.
Ứng dụng bình chữa cháy dạng khí
Bình chữa cháy dạng khí được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa cháy các thiết bị điện, máy móc hiện đại, hoặc các tài liệu quan trọng. Bạn có thể dùng bình CO2 để dập tắt đám cháy liên quan đến đường điện hạ thế, trung thế và cao thế, hoặc các sự cố cháy do chập điện, phát sinh hồ quang.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng để dập các đám cháy kim loại dễ cháy, rất hiệu quả trong môi trường yêu cầu bảo vệ thiết bị không bị hư hại. Nếu bạn cần mua bình chữa cháy CO2, hãy nhớ lựa chọn những cơ sở cung cấp uy tín, có tem kiểm định và đảm bảo chất lượng để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Bình chữa cháy dạng bọt Foam
Đặc điểm và cấu tạo bình chữa cháy dạng bọt Foam
Bình chữa cháy bọt Foam chứa dung dịch mảng bọt có khả năng chữa cháy cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể hiểu rằng bọt Foam hoạt động bằng cách phủ kín lên ngọn lửa, ngăn không cho oxy tiếp xúc với nhiên liệu, từ đó ức chế quá trình cháy và dập tắt ngọn lửa.
Bọt Foam cũng có tính năng làm mát ngọn lửa, giúp giảm nhiệt độ cháy nhanh chóng. Dung dịch bọt này được cấu thành từ các chất hoạt động bề mặt, dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt và chất ức chế ăn mòn.
Cấu tạo của bình chữa cháy dạng bọt Foam
Bình bọt Foam bao gồm nhiều bộ phận: thân van, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy và ống dẫn. Vỏ bình thường được làm từ thép chịu áp lực cao, và trên bề mặt vỏ có ghi rõ các thông tin kỹ thuật như cách sử dụng, bảo quản,… Bên trong bình chứa bọt Foam, có thể là bọt AFFF hoặc bọt ARC:
- Bọt AFFF sẽ tạo một lớp màng phủ lên mặt nhiên liệu hydrocarbon, giúp dập tắt lửa.
- Bọt ARC tạo lớp màng nhầy trên bề mặt nhiên liệu không hòa tan, chặn nguồn oxy và dập lửa hiệu quả.
Dựa trên khả năng nở, bọt Foam chữa cháy có thể được chia thành ba loại:
- Bọt có bội số nở thấp: Độ nở từ 10-20 lần.
- Bọt có bội số nở trung bình: Độ nở từ 21-200 lần.
- Bọt có bội số nở cao: Độ nở trên 200 lần.
Tùy vào loại đám cháy và điều kiện thực tế mà bạn có thể chọn loại bọt Foam phù hợp để chữa cháy theo phương pháp cách ly hoặc làm ngạt, dập lửa một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Dịch vụ nạp bình chữa cháy giá tốt tại Hà Nội
Bình chữa cháy bọt Foam chứa dung dịch mảng bọt
Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bọt Foam
Các loại bình chữa cháy bọt Foam có cách sử dụng hơi khác so với các loại bình khác, đặc biệt là đối với các đám cháy chất lỏng. Khi dùng bình bọt Foam, bạn cần lưu ý:
- Với đám cháy chất lỏng: Không nên phun trực tiếp bọt lên chất lỏng cháy vì nó có thể bắn ngược ra và lan rộng đám cháy. Thay vào đó, bạn nên phun bọt nhẹ nhàng vào xung quanh đám cháy, để bọt lắng đọng và bao phủ chất lỏng, ngăn chặn sự lan rộng.
- Với đám cháy chất rắn: Bạn có thể phun bọt trực tiếp vào ngọn lửa để dập tắt.
- Với đám cháy điện: Trong trường hợp khẩn cấp, bình bọt Foam có thể dùng để chữa cháy điện, nhưng bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu 1m để tránh nguy cơ bị điện giật. Tuy nhiên, không được khuyến khích sử dụng bình bọt Foam cho các đám cháy liên quan đến điện, và tốt nhất là kết hợp với bình CO2 để đảm bảo an toàn.
Ứng dụng bình chữa cháy dạng bọt Foam
Bình chữa cháy bọt Foam rất hiệu quả cho các khu vực có nguy cơ cháy cao như:
- Văn phòng làm việc
- Kho chứa hàng
- Nhà máy, nhà xưởng
- Bãi xe
- Khách sạn
Lợi ích của việc sử dụng bình bọt Foam là nó dập tắt đám cháy nhanh chóng mà không gây hư hại cho các thiết bị, tài sản trong khu vực. Khi xử lý đám cháy liên quan đến điện, hãy kết hợp bình Foam với bình CO2 để tăng tính an toàn và hiệu quả trong quá trình chữa cháy.
Khi chọn mua bình chữa cháy, bạn cần tìm đến những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả khi sử dụng. Việc mua hàng từ những cơ sở có đầy đủ giấy tờ kiểm định, tem bảo hành sẽ giúp bạn yên tâm hơn về khả năng xử lý đám cháy của bình.
Hiện nay, bạn có thể tìm mua các loại bình chữa cháy tại cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy, hoặc đơn giản hơn, hãy liên hệ qua hotline 0866.644.114 để được tư vấn trực tiếp và hỗ trợ chọn mua sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập trang web https://thietbi114.vn/ để tìm hiểu thêm về các sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
Bạn cần tìm đến những địa chỉ bán bình chữa cháy uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Nắm rõ các loại bình chữa cháy và cách phân biệt sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại bình cho từng hoàn cảnh, đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn. Dù bạn đang tìm hiểu bình chữa cháy có mấy loại hay cách sử dụng, hãy luôn sẵn sàng trang bị cho gia đình và nơi làm việc để bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Bài viết mới nhất
Trụ nước chữa cháy: Nguyên lý hoạt động và các loại phổ biến hiện nay
Trụ nước chữa cháy ngoài nhà là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống...
Th3
Trang phục lính cứu hỏa Việt Nam và những điều cần biết
Trang phục lính cứu hỏa không chỉ là bộ quần áo thông thường mà còn...
Th3
Quy trình thi công lắp đặt cửa chống cháy bạn cần biết
Việc lắp đặt cửa chống cháy không chỉ giúp tăng cường an toàn cho công...
Th3
Quy định về cửa chống cháy 2025 ai cũng phải biết
Quy định về cửa chống cháy trong căn hộ chung cư là yếu tố quan...
Th3
Cửa chống cháy là gì? Các tiêu chuẩn cửa chống cháy phổ biến hiện nay
Cửa chống cháy là giải pháp quan trọng giúp ngăn chặn sự lan rộng của...
Th3
Quy định về kiểm định cửa chống cháy bạn cần biết
Cửa chống cháy có kiểm định là yêu cầu bắt buộc trong các công trình...
Th3
11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy ai cũng phải biết
Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ một phút lưỡng lự có thể quyết định đến...
Th3
Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là ngày nào?
Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là sự kiện quan trọng nhằm nâng cao...
Th3