Việc nắm rõ cách test hệ thống báo cháy là vô cùng quan trọng để đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động khi có sự cố. Hiểu cách kiểm tra hệ thống báo cháy định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sớm các lỗi và kịp thời khắc phục nhằm bảo vệ an toàn cho con người và tài sản.
Hướng dẫn cách test hệ thống báo cháy tại nhà
Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các cơ sở dân cư, chung cư,…phải đảm bảo đu điền kiện PCCC và phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng hệ thống PCCC định kìỳ. Thietbi114 sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra hệ thống báo cháy tự động theo đúng quy trình để đảm bảo chức năng, hiệu quả của hệ thống PCCC tại nhà, công trình.
Kiểm tra trung tâm báo cháy
Để kiểm tra trung tâm báo cháy, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra độ tích điện của bình ắc quy: Đảm bảo rằng bình ắc quy cung cấp đủ điện năng để hệ thống hoạt động trong trường hợp mất điện. Nếu ắc quy yếu, cần thay thế hoặc sạc lại.
Bước 2: Kiểm tra bộ nguồn biến thế điện: Đảm bảo bộ nguồn hoạt động ổn định, cung cấp điện áp chính xác cho hệ thống.
Bước 3: Kiểm tra các thiết bị bên trong tủ trung tâm: Kiểm tra bo mạch, đầu nối, tiếp điểm điện, cầu chì và điện trở để phát hiện hư hỏng hoặc lỗi kết nối.
Bước 4: Kiểm tra các đèn báo trên tủ trung tâm: Đảm bảo đèn báo tín hiệu zone, đèn báo lỗi và đèn báo cháy đều hoạt động. Những đèn này cần hiển thị đúng trạng thái của hệ thống.
Bước 5: Vệ sinh và kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu: Lau chùi các bộ phận và kiểm tra thử đầu báo nhiệt bằng cách dùng máy sấy để thổi gần đầu báo. Nếu đầu báo nhiệt kích hoạt, chứng tỏ hoạt động bình thường.
Việc nắm rõ cách test hệ thống báo cháy là vô cùng quan trọng
Kiểm tra đầu dò (đầu báo khói)
Đầu tiên, bạn sử dụng khói thuốc lá hoặc chai thử chuyên dụng để xịt vào đầu báo khói. Quan sát xem đầu báo có sáng đèn đỏ và gửi tín hiệu báo cháy về tủ trung tâm không.
Nếu đầu báo không sáng đèn và không gửi tín hiệu về tủ trung tâm, bạn kiểm tra dây tín hiệu kết nối có hoạt động hay không. Nếu dây tín hiệu vẫn ổn mà đầu báo không hoạt động, bạn cần thay thế đầu báo vì có thể cảm biến đã bị hỏng.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống báo cháy gồm những gì? Hoạt động ra sao?
Kiểm tra nút nhấn khẩn cấp
Đầu tiên, bạn mở tủ trung tâm và tủ cấp tín hiệu, sau đó, bạn nhấn nút khẩn cấp để kiểm tra xem tín hiệu có được kích hoạt và gửi về tủ trung tâm không.
Nếu không có tín hiệu, bạn dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra tín hiệu có đến nút nhấn hay không và kiểm tra xem dây tín hiệu có bị đứt không.
Kiểm tra tiếp điểm của nút nhấn khẩn cấp, đảm bảo khi nút được nhấn, tiếp điểm đóng đúng cách. Nếu cần, chỉnh lại tiếp điểm để tránh bị kẹt và đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
Kiểm tra chuông báo cháy
Bạn cần kiểm tra độ rung và âm thanh của chuông báo cháy để đảm bảo chuông kêu đủ lớn. Bạn dùng nút kiểm tra tích hợp trên hệ thống để kiểm tra chuông.
Nhấn và giữ nút kiểm tra trong vài giây, chuông báo động phải phát âm thanh cảnh báo. Nếu không có âm thanh, bạn cần kiểm tra và thay pin hoặc liên hệ kỹ thuật viên để kiểm tra dây điện và hệ thống.
Sau khi kích hoạt thử hệ thống, bạn cần nhanh chóng áp dụng cách tắt chuông báo cháy để kết thúc quá trình kiểm tra. Việc này không chỉ giúp bạn tránh gây ồn ào mà còn đảm bảo hệ thống hoạt động đúng như thiết kế.
Kiểm tra các thiết bị phụ trợ
Bạn cần kiểm tra đèn báo cháy và các thiết bị phụ trợ khác như hệ thống thông gió, hệ thống phun nước tự động để đảm bảo các thiết bị này sẵn sàng kích hoạt khi cần.
Ngoài ra, bạn cần xác minh rằng các thiết bị phụ trợ được kết nối đúng cách với hệ thống báo cháy và hoạt động theo đúng chức năng.
Thực hiện kiểm tra định kỳ các thành phần của hệ thống báo cháy giúp đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động ổn định và hiệu quả, từ đó tăng cường khả năng phát hiện và cảnh báo sớm nguy cơ cháy nổ. Điều này góp phần bảo vệ an toàn cho con người và tài sản, đồng thời duy trì hiệu quả của hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Cách khắc phục lỗi hệ thống báo cháy
Sau khi hoàn thành cách test hệ thống báo cháy tại nhà, trong trường hệ thống báo cháy gặp sự cố, cần biết cách khắc phục các lỗi để đảm bảo hệ thống hoạt động trở lại bình thường. Dưới đây là các biện pháp khắc phục lỗi thường gặp:
Khắc phục sự cố phần báo cháy
Khi xảy ra lỗi kỹ thuật, còi cảnh báo (buzzer) tại tủ báo cháy sẽ kêu, đèn LED “General Trouble” sẽ chớp và đèn LED báo lỗi cụ thể sẽ sáng. Trên màn hình LCD sẽ hiển thị thông tin chi tiết về sự cố.
Nếu có nhiều lỗi xuất hiện đồng thời, đèn LED “More Events” sẽ tự động sáng. Để kiểm tra chi tiết từng sự cố, nhấn phím “More Events” và điều chỉnh phím mũi tên lên/xuống để duyệt qua menu sự cố. Để xem thông tin chi tiết hơn, nhấn phím “?” trên tủ trung tâm.
Khi phát hiện sự cố, bạn nên:
- Kiểm tra các kết nối dây dẫn, đầu nối, và các thiết bị trong hệ thống để tìm ra lỗi cụ thể.
- Đảm bảo nguồn điện và ắc quy dự phòng hoạt động tốt, kiểm tra các tiếp điểm và thay thế nếu cần thiết.
- Gọi ngay người chịu trách nhiệm hoặc đơn vị bảo trì để xử lý nếu không thể tự khắc phục.
Hiểu cách kiểm tra hệ thống báo cháy định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sớm các lỗi
Khắc phục sự cố phần chữa cháy
Để hệ thống chữa cháy luôn hoạt động tốt, ngoài việc thực hiện các cách test hệ thống báo cháy thì cần thực hiện các biện pháp như:
- Hàng tuần, thử nghiệm vòi chữa cháy để loại bỏ cặn bẩn và kiểm tra lưu lượng nước. Điều này giúp tránh tình trạng kẹt ống hoặc van xả bị bó cứng.
- Đảm bảo các van xả luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng để tránh gặp khó khăn khi mở van trong trường hợp khẩn cấp.
Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống chữa cháy đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Do đó, nên để nhân viên có kinh nghiệm hoặc chuyên viên PCCC thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
Bảo trì và bảo dưỡng hệ thống báo cháy là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra hệ thống giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề, từ đó tránh những thiệt hại nghiêm trọng do cháy nổ gây ra. Chi phí bảo trì hệ thống báo cháy luôn thấp hơn rất nhiều so với mức độ thiệt hại nếu có sự cố xảy ra.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn hệ thống báo cháy: Những quy định cần biết để đảm bảo an toàn
Cách bảo dưỡng hệ thống báo cháy tại nhà
Để hệ thống báo cháy luôn hoạt động hiệu quả, việc bảo dưỡng định kỳ là điều cần thiết. Dưới đây là những cách bảo dưỡng cơ bản giúp đảm bảo hệ thống báo cháy luôn trong tình trạng tốt nhất:
Vệ sinh tủ báo cháy thuộc trung tâm hệ thống
Tủ báo cháy là trung tâm điều khiển của hệ thống, nơi tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ các thiết bị đầu vào và điều khiển thiết bị đầu ra. Việc vệ sinh và kiểm tra thường xuyên tủ báo cháy giúp phát hiện kịp thời các bụi bẩn, sự cố hoặc hư hỏng. Sử dụng khăn mềm và các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để lau chùi bề mặt và các bộ phận bên trong như bo mạch, đầu nối, và các đèn báo tín hiệu.
Đảm bảo hệ thống báo cháy luôn trong tình trạng tốt nhất bằng cách test hệ thống báo cháy
Vệ sinh nút nhấn khẩn cấp và kiểm tra thiết bị báo cháy
Nút nhấn khẩn cấp là một phần quan trọng trong hệ thống, cho phép người dùng kích hoạt báo động thủ công khi phát hiện sự cố. Việc vệ sinh bề mặt và kiểm tra nút nhấn giúp đảm bảo chúng không bị kẹt hoặc hư hỏng. Ngoài ra, kiểm tra mức độ hư hỏng của các thiết bị báo cháy khác, như đầu báo khói và đầu báo nhiệt, để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách.
Kiểm tra đấu nối các thiết bị và đường dây phát tín hiệu
Các thiết bị trong hệ thống báo cháy cần được kết nối chắc chắn và ổn định với trung tâm điều khiển. Kiểm tra định kỳ các đấu nối dây tín hiệu giúp phát hiện các mối nối bị lỏng hoặc đứt gãy, từ đó sửa chữa kịp thời để tránh gián đoạn tín hiệu trong trường hợp xảy ra cháy.
Để đảm bảo hệ thống báo cháy hoạt động hiệu quả, việc kiểm tra sau khi lắp đặt là không thể thiếu. Bên cạnh việc áp dụng cách test hệ thống báo cháy, bạn cũng nên kiểm tra lại cách lắp đặt chuông báo cháy. Một chuông báo cháy được lắp đặt đúng vị trí và kết nối chính xác sẽ phát huy tối đa khả năng cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp.
Rà soát và bảo dưỡng hệ thống PCCC
Việc rà soát toàn bộ các đầu nối liên kết của hệ thống là cần thiết để đảm bảo mọi thiết bị hoạt động đồng bộ. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống PCCC giúp phát hiện sớm các lỗi tiềm ẩn và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị trong hệ thống. Bảo dưỡng hệ thống có thể bao gồm việc kiểm tra các van, đường ống của hệ thống chữa cháy tự động, đảm bảo các thiết bị phụ trợ như hệ thống thông gió, máy bơm cũng hoạt động tốt.
Bảo dưỡng hệ thống báo cháy thường xuyên giúp đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của hệ thống, từ đó bảo vệ con người và tài sản trước nguy cơ cháy nổ. Việc thực hiện các biện pháp bảo dưỡng cơ bản này sẽ giúp hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động, hạn chế hỏng hóc và sự cố không mong muốn.
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống báo cháy định kỳ là yếu tố then chốt để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Việc nắm vững cách test hệ thống báo cháy giúp bạn phát hiện và khắc phục sớm các sự cố, từ đó bảo vệ an toàn cho con người và tài sản. Trên đây Thietbi114 hướng dẫn cách kiểm tra hệ thống báo cháy tại nhà với các bước cụ thể. Đừng bỏ qua việc thực hiện các bước kiểm tra cơ bản từ tủ trung tâm, đầu dò, đến nút nhấn khẩn cấp để duy trì khả năng phát hiện và phản ứng kịp thời khi có nguy cơ cháy nổ xảy ra.
Nếu bạn cần tư vấn về lắp đặt hệ thống báo cháy, liên hệ ngay Thietbi114 hotline 0866.644.114 để được hỗ trợ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Chúng tôi cung cấp các giải pháp báo cháy đạt chuẩn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình của bạn.
Bài viết mới nhất
Quy định về lắp đặt trụ nước chữa cháy bạn cần biết
Việc lắp đặt trụ cứu hỏa không chỉ là yêu cầu bắt buộc trong các...
Th3
Trụ nước chữa cháy: Nguyên lý hoạt động và các loại phổ biến hiện nay
Trụ nước chữa cháy ngoài nhà là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống...
Th3
Trang phục lính cứu hỏa Việt Nam và những điều cần biết
Trang phục lính cứu hỏa không chỉ là bộ quần áo thông thường mà còn...
Th3
Quy trình thi công lắp đặt cửa chống cháy bạn cần biết
Việc lắp đặt cửa chống cháy không chỉ giúp tăng cường an toàn cho công...
Th3
Quy định về cửa chống cháy 2025 ai cũng phải biết
Quy định về cửa chống cháy trong căn hộ chung cư là yếu tố quan...
Th3
Cửa chống cháy là gì? Các tiêu chuẩn cửa chống cháy phổ biến hiện nay
Cửa chống cháy là giải pháp quan trọng giúp ngăn chặn sự lan rộng của...
Th3
Quy định về kiểm định cửa chống cháy bạn cần biết
Cửa chống cháy có kiểm định là yêu cầu bắt buộc trong các công trình...
Th3
11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy ai cũng phải biết
Khi xảy ra hỏa hoạn, chỉ một phút lưỡng lự có thể quyết định đến...
Th3